Tại Nhật Bản, đũa dùng một lần được cho là bắt đầu đưa vào sử dụng vào năm 1800, và chất liệu khi đó là cây tuyết tùng. Đương thời, khi mới xuất hiện loại đũa này thường mới chỉ được sử dụng tại các địa điểm ăn chơi và nhà hàng nổi tiếng tại Yoshiwara thời đại Edo (Tokyo ngày nay). Các loại đũa dùng một lần phổ biến nhất là元禄(Genroku), らんちゅう(Ranchu), 天削げ(Amasoge),… Nguyên liệu chủ yếu là cây bách xanh(桧) và cây tuyết tùng(杉).
Hiện tại, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 25 tỷ đôi đũa, 97% số đó là đũa nhập khẩu. Trong nước Nhật, đũa nhỏ nên người ta thường tận dụng nguyên liệu thừa từ việc sãn xuất gỗ xây dựng. Họ cũng tận dụng cả các loại gỗ cành, gỗ nhánh để làm đũa.
Ở nước ngoài đặc biệt tại Trung Quốc, do giá gỗ nguyên liệu không quá cao, nên phần gỗ thuộc thân cây cũng có thể làm nguyên liệu sản xuất đũa. Theo nghị định thư Kyoto, để đạt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính trên 60%, thì Nhật Bản đã đề ra kế hoạch trồng cây nhằm hấp thụ giúp 1.3 tỷ tấn khí thải cacbon (chiếm 3.8% mục tiêu của nghj định). Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh mạnh từ nước ngoài, khiến lâm nghiệp của Nhật ngày càng bị suy yếu, dẫn đến nhu cầu trồng cây rất thấp. Khiến việc đạt mục tiêu ngày càng trở nên khó khăn.Từ khoảng những năm 2005 trở lại đây, xu hướng chuyển sang dùng đũa nhựa dùng được nhiều lần ngày càng tăng. Đến năm 2011 thì số lượng tiêu thụ còn 19 tỷ đôi (giảm khoảng 25%). Đây là kết quả của quá trình vận động mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, cũng như giá cả ngày càng phải chăng của đũa nhựa.