Bữa nhận thợ rèn nhận được một thông báo khoảng hơn một tuần nữa sẽ phải làm bài kiểm tra liên quan tới Inbasket, một kỳ thi mà một số công ty của Nhật thường lựa chọn để làm căn cứ để xét thăng chức lên quản lý. Thợ rèn đã vội qua thư viện tìm vài đầu sách liên quan tới chủ đề này. Tiêu đề của bài viết này chính là một trong số cuốn sách đó. Thợ rèn cũng xin lưu lại đôi dòng giới thiệu về phương pháp này. Bạn nào có quan tâm có thể tra cứu thêm. Dù không mong muốn thi lên chức thì phương pháp này thợ rèn nghĩ cũng rất hữu ích cho việc rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề và thiết lập thứ tự ưu tiên xử lý công việc trong chính cuộc sống thường ngày của chúng ta.
—- Đôi dòng ghi chú cho phương pháp inbasket (tóm tắt bởi chat GPT) —-
Phương pháp Inbasket, hay còn gọi là phương pháp “giỏ thư đến,” là một công cụ đánh giá và phát triển kỹ năng quản lý phổ biến trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra khả năng của cá nhân trong việc xử lý các tình huống công việc phức tạp và quản lý thời gian. Inbasket thường bao gồm một loạt các tài liệu như email, báo cáo, thư từ, và ghi chú, mô phỏng các nhiệm vụ và vấn đề mà một nhà quản lý phải đối mặt hàng ngày.
Khi tham gia phương pháp Inbasket, người đánh giá sẽ đóng vai trò của một nhà quản lý nhận được một loạt các tài liệu và yêu cầu phải xử lý chúng trong một khoảng thời gian giới hạn. Họ cần phải ưu tiên công việc, ra quyết định, giao nhiệm vụ, và giải quyết các vấn đề phát sinh. Quá trình này giúp đánh giá khả năng của ứng viên trong việc phân tích thông tin, quản lý thời gian, ra quyết định, và kỹ năng giao tiếp.
Inbasket không chỉ là một công cụ đánh giá mà còn là một phương pháp phát triển kỹ năng hiệu quả. Thông qua việc thực hành và nhận phản hồi từ các chuyên gia, người tham gia có thể cải thiện kỹ năng quản lý, học cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn, và nâng cao khả năng ra quyết định dưới áp lực thời gian.
Phương pháp Inbasket được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ kinh doanh đến giáo dục và y tế. Nó giúp các tổ chức đánh giá một cách toàn diện năng lực của ứng viên và nhân viên, đảm bảo rằng họ có thể đối mặt với các thách thức thực tế trong công việc hàng ngày. Với tính ứng dụng cao và hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng, Inbasket là một công cụ không thể thiếu trong quản lý nhân sự hiện đại.
Cuốn sách mà thợ rèn ghi tiêu đề ở trên lại đề cập tới việc đọc sách theo phương pháp inbasket. Tức chúng ta suy nghĩ một cuốn sách cũng giống như một đống đầu việc đang đến trước mặt chúng ta. Thay vì lao vào và xử lý hết (tức là đọc hết), nếu ta thiết lập thứ tự ưu tiên thì ta có thể đọc được cuốn sách có hiệu quả hơn. Nội dung của cuốn sách này thợ rèn nghĩ sẽ không phù hợp với ai có nhu cầu đọc tiểu thuyết hay mong muốn nhâm nhi cuốn sách như một thứ vui, thay vào đó cuốn sách sẽ phù hợp với ai coi cuốn sách là một công cụ để giải quyết các vấn đề mình đang gặp phải.
Có ba điểm mà thợ rèn thấy cuốn sách đề cập khá ấn tượng. Tạm thời thợ rèn sẽ không bình phẩm, mà chỉ liệt kê nguyên mẫu.
Thứ nhất: Sách không phải để đọc, sách nên coi là thứ để sử dụng. Tri thức, kiến thức và kinh nghiệm được bộc lộ ra ngoài theo hình hài của giá trị khi và chỉ khi chúng được sử dụng.
Thứ hai: Nội dung sách có thể áp dụng nguyên lý Pareto, 80% nội dung cuốn sách là thông tin nhiễu, chỉ khoảng 20% thông tin là ta cần. Khi đọc sách để biết được đoạn nào ta cần đọc, trước khi đọc ta cần thiết lập bộ lọc tức tiêu chuẩn để phán định đâu là đoạn cần và đâu là đoạn không cần.
Thứ ba: Đọc từ khoá và tiêu đề cũng là một cách đọc sách theo phương thức inbasket. Việc đọc sách bằng keyword có thể được cải thiện nếu ta biết đâu là keyword. Có bốn dấu hiệu cho biết từ ngữ xuất hiện là keyword, đó là danh từ cố hữu, từ mượn tiếng nước ngoài, con số cụ thể, từ ngữ chuyên môn. Xung quanh những từ khoá này khả năng sẽ xuất hiện những thông tin quan trọng.
Bữa nay thợ rèn tạm memo lại mấy dòng này, dịp khác thợ rèn sẽ chia sẻ chi tiết hơn.
— By Thợ rèn