Thợ rèn có đọc được kha khá các đầu sách về phát triển bản thân. Trong đó có không ít những cuốn sách viết về việc dậy sớm, lên công ty sớm. Có người viết như thế này:
Thợ rèn cũng nghĩ đó là một cách so sánh vui để cho thấy những người càng có trọng trách họ lại càng có cách sử dụng thời gian khác người. Cơ mà nhận thấy cách quan sát vấn đề ở góc độ sử dụng thời gian, thời gian bắt đầu công việc một ngày có vẻ thú vị, nên thợ rèn cũng thử quan sát xem liệu có phải sớm lớn thường tới công ty sớm hay không?
Câu thợ rèn là có. Nhưng cũng phải khẳng định không phải người đến công ty sớm là sếp, và không phải sếp là người đến công ty sớm. Việc đến công ty sớm, theo thợ rèn đó chỉ là một mặt phản ánh sự kỷ luật mà thôi. Có một vị sếp thợ rèn thấy từ trước tới nay luôn đến công ty trên chuyến xe buýt đầu tiên. Chuyến xe bắt đầu chạy lúc 6:00 và tới công ty vào khoảng 6:30. Có một vị sếp chỉ đi bộ đến công ty, không đi bus dù trời có mưa, có tuyết. Đối với họ rất hiếm khi có ngoại lệ. Dậy sớm, đến công ty sớm chưa chắc đã có tương quan tới việc thăng tiến, nhưng kỷ luật thợ rèn nghĩ có liên quan. Bản thân kỷ luật có một sức mạnh cực kỳ lớn, nếu nó trở thành thói quen tốt thì mặc định việc tạo ra kết quả chỉ là chuyện sớm muộn về mặt thời gian.
Nếu các bạn có làm cho công ty Nhật thì có thể thấy họ có rất nhiều cuộc họp, nơi nào sớm thì sáng ra đã họp, còn bình thường thì rải rác cả ngày. Điện thoại, email cũng tuỳ vị trí, nhưng ai mà ở cấp quản lý việc trả lời mail và điện thoại có thể nói là cơm bữa. Vậy nên thời gian có thể tập trung được thợ rèn nghĩ có hai khung giờ, buổi sáng sớm khi mọi người chưa đi làm, hoặc buổi chiều tối khi mọi người đã về. Những người có kỷ luật và quen với việc dậy sớm, việc ép bản thân tới công ty sớm hơn một chút có thể không thành vấn đề. Họ chỉ cần khéo léo sắp xếp thời gian một chút, chứ không gặp khó khăn khi phải dậy sớm. Buổi sáng cũng là thời điểm có thể tập trung đầu óc cho những việc quan trọng, những việc cần phải suy nghĩ, hơn là việc họp hành hay làm việc tay chân.
Thợ rèn làm kỹ thuật, nhưng thi thoảng có nói chuyện với các phòng ban khác, trong đó có một vị sếp trẻ làm tại bộ phận R&D (nghiên cứu phát triển). Vị sếp này tuổi đời còn trẻ, nhưng đã phụ trách chức trưởng phòng tại hai cứ điểm khác nhau. Công việc bận là vậy, nhưng lại luôn sắp xếp được thời gian đi du lịch nước ngoài hàng năm. Thợ rèn có lần đi ăn thịt nướng cùng mới lân la hỏi sao bận vây mà sếp có thể sắp xếp được thời gian đi chơi hay vậy? Sếp mới bảo: “Kế hoạch một năm trước cứ chủ động đặt vào, sau đó tự khắc mình sẽ tìm cách điều chỉnh được. Trừ những việc tày trời, chứ thường thì luôn có thể sắp xếp, không sắp xếp được thì có thể tìm được người thay thế. Quan trọng là cần phải có danh sách những đầu việc cần được ưu tiên, có rồi thì viết vào sổ, tốt hơn nữa thì chuẩn bị luôn cho nó. Ví dụ, nếu đã có kế hoạch đi Paris cho năm nay, thì viết vào sổ thời gian dự định đi, sau đó đặt luôn vé máy bay và khách sạn. Sau này nếu bỏ hoặc đổi lịch sẽ tiếc tiền, tự khắc mình sẽ chọn theo hướng tốt nhất”. Không biêt các bạn nghĩ thế nào chứ thợ rèn thấy đúng. Trước thợ rèn mới vào công ty không có dám nghỉ, nhưng sau quen dần, cứ mạnh dạn xung phong. Vé về tết thường mắc hơn, nhưng nếu đặt sớm thì được ưu đãi. Thợ rèn cứ mua vé trước, sau đó bằng cách nào đó vẫn có thể sắp xếp được đầu việc một cách ổn thoả. Nhưng song song với việc tuyên bố lấy ngày nghỉ thì trách nhiệm đối với công việc cũng không được bỏ ngỏ các bạn nhé. Nếu không thì từ việc được xem chủ động về thời gian mà bị chuyển thành người vô trách nhiệm với công việc đấy.
Bạn nào mà có sổ tay, hãy mạnh dạn mở sổ ra và viết kế hoạch cho môt năm phía trước nhé. Ví dụ ngày OO đến ngày OO đi Okinawa, ngày OO đi khám nha sĩ, ngày OO đi nghe nhạc kịch, ngày OO về Việt Nam xơi tết…Không thực hiện được 100% thì khả năng thực hiện được trên 80% là khá lớn, đó là kinh nghiệm từ thực tế của thợ rèn, các bạn không tin có thể thử nhé.
#071- By Thợ rèn